Đồng hồ cơ chạy như thế nào gọi là chính xác ?

Đồng hồ cơ chạy như thế nào gọi là chính xác

Đồng hồ cơ chạy như thế nào gọi là chính xác ?

  • Đồng hồ cơ chạy như thế nào gọi là chính xác ?. Tần số dao động của đồng hồ cơ là gì ?. Việc tháo máy đồng hồ để chỉnh nhanh chậm có ảnh hưởng tới việc vào nước hay không ?
  • Một chiếc đồng hồ cơ được gọi là chính xác khi Sai số ở mức giới hạn cho phép là dưới 40s/ngày.
  • Đồng hồ cơ chạy sai chủ yếu do tác động của trọng lực lên các bộ phận bên trong cỗ máy cơ. Trọng lực tác động khi đồng hồ đặt ngang, nghiêng phải, nghiêng trái khác nhau gây ra sai số.
  • Tùy thuộc vào từng thương hiệu đồng hồ và từng phân khúc giá tiền khác nhau. Mức độ chính xác cũng khác nhau, nhưng chung quy lại nó với đồng hồ cơ chính hãng. Sai số khoảng dưới 40s/ ngày thì được xem là chính xác.

Độ chính xác của đồng hồ cơ nó có liên quan tới tần số dao động của đồng hồ

  • Tần số dao động của đồng hồ là số dao động mà bộ phận Bánh Lắc trong máy cơ/máy pin. Thực hiện trong một thời gian nhất định (thường được tính trong 1 giờ hoặc 1 giây.
  • Tần số dao động của đồng hồ cho biết khá nhiều điều. Gồm: độ chính xác, độ bền bỉ, thời gian bảo dưỡng, mức độ tiêu tốn năng lượng, mức độ chuyển động mượt của kim. Có thể hiểu sơ sơ rằng tần số dao động càng cao thì đồng hồ càng chính xác. Kim chuyển động càng mượt. Độ bền thấp, cần phải bảo dưỡng nhiều. Tiêu tốn năng lượng cao, và tần số dao động càng thấp thì sẽ ngược lại.

Tuy nhiên, như đã nói trên, điều này sẽ không đúng hoàn toàn với đồng hồ cơ

  • Nguyên do là vì những chiếc đồng hồ cơ đắt tiền được tinh chỉnh cực kỳ công phu. Dẫn đến tần số dao động cao hay thấp đều không ảnh hưởng đến độ chính xác của chúng.
  • Song song đó, nhiều nhà sản xuất cao cấp cũng sử dụng vật liệu mới và đắt tiền. Để tăng độ bền cho những mẫu đồng hồ có tần số dao động khủng. (như Breguet dùng Silicon để làm dây tóc cho đồng hồ cơ tần số dao động 10 Hz=72000 vph).
  • Nói chung, đồng hồ pin chỉ cần có tần số dao động 32.768 kHz là có độ chính xác tuyệt vời. (sai số từ ±15 đến ±30 giây mỗi tháng).
  • Đồng hồ cơ thì tần số dao động 21600 vph trên các sản phẩm Nhật Bản sẽ cho độ bền cao. Chi phí thấp + độ chính xác tốt. Còn 28800 vph trên sản phẩm Thụy Sĩ sẽ cho độ bền cao + độ chính xác cao + chi phí cao hơn.

ĐỘ CHÍNH XÁC LÝ THUYẾT CỦA ĐỒNG HỒ CƠ

Không có số liệu thống nhất về độ chính xác trên lý thuyết của đồng hồ dựa trên tần số. Vì tùy theo bí quyết về bộ máy của từng thương hiệu nhưng chúng ta vẫn có được các con số tương đối cho đa số đồng hồ. Lưu ý : (chưa qua tinh chỉnh có nghĩa là đồng hồ mới nguyên từ nhà máy chưa đeo chưa tinh chỉnh) bên dưới:

  • – –   18000 vph (2.5 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -30 đến +40 giây/ngày. Tức chậm không quá 30 giây một ngày và nhanh không quá 40 giây một ngày.
  • – –   21600 vph (3 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -20 đến +40 giây/ngày. Tức chậm không quá 20 giây một ngày và nhanh không quá 40 giây một ngày.
  • – –   25200 vph (3.5 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -15 đến +30 giây/ngày. Tức chậm không quá 15 giây một ngày và nhanh không quá 30 giây một ngày.
  • – –   28800 vph (4 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -15 đến +20 giây/ngày. Tức chậm không quá 15 giây một ngày và nhanh không quá 20 giây một ngày
  • – –   36000 vph (5 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -10 đến +15 giây/ngày. Tức chậm không quá 10 giây một ngày và nhanh không quá 15 giây một ngày

Đến đây chắc sẽ có nhiều người nghĩ là cứ tần số dao động cao thì sẽ chính xác và tốt hơn so với tần số dao động thấp. Tuy nhiên đều hẳn không hẳn đúng với đồng hồ cơ, cái nào cũng có ưu và nhược điểm của nó. Tôi lấy ví dụ :

TẦN SỐ DAO ĐỘNG CAO (28800 VPH – 36000 VPH)

  • ⁞⁞⁞  Ưu điểm: tần số càng cao thì độ chính xác luôn được đảm bảo kể cả khi không cần tinh chỉnh hoặc không cần tinh chỉnh máy quá nhiều. (tương đương với việc các hãng đồng hồ dùng máy này không cần chuyên môn kỹ thuật cao). Giá máy từ tầm trung trở lên, chất lượng cao nên được nhiều thương hiệu Thụy Sĩ sử dụng.
  • ⁞⁞⁞  Nhược điểm: tần số càng cao thì càng hao tốn năng lượng nhiều. Dây tóc (và cả dây cót) cần phải làm bằng chất liệu tốt để chịu được số lượng co dãn nhanh liên tục. Thời gian bảo trì ngắn do cần nhiều chất bôi trơn, độ bền thấp hơn do có nhiều ma sát.

TẦN SỐ DAO ĐỘNG THẤP (18000 VPH – 21600 VPH)

⁞⁞⁞  Ưu điểm:

  • Tần số càng thấp thì càng hao tốn ít năng lượng hơn, bền bỉ hơn. Thời gian bảo trì dài hơn, ít sinh ma sát. Hiện tại, đồng hồ tần số thấp của Thụy Sĩ đều đến từ các hãng có tay nghề và đẳng cấp cao. 18000 – 21600 cho các tourbillon và 21600 cho các mẫu thường. Riêng tần số 21600 vph chiếm hầu hết đồng hồ cơ Nhật Bản. Vì chúng đại diện cho sự cân bằng hoàn mỹ giữa 4 yếu tố: Độ Bền, Độ Chính Xác. Giá Phải Chăng, Dễ Bảo Dưỡng với chi phí thấp.

⁞⁞⁞  Nhược điểm:

  • Tần số càng thấp thì giá càng rẻ và sẽ có độ chính xác không cao. (may là điều này bây giờ chỉ gặp trên đồng hồ cổ, đồng hồ nhái), khó trang bị chức năng Chronograph. Tần số thấp mà muốn đảm bảo độ chính xác thì rất đắt tiền. (đòi hỏi nhiều kỹ năng và nỗ lực của các thợ đồng hồ, mất nhiều thời gian điều chỉnh).

Vì vậy tóm lại :

  • 21600 vph là tần số dao động hoàn hảo cho tất cả ( vừa chính xác lại vừa bền, chi phí bảo dưỡng thấp ). 28800 vph sẽ dành cho những ai yêu cầu độ chính xác cao hơn một ít. 36000 vph là hoàn mỹ cho đồng hồ cơ Chronograph. (dĩ nhiên là 28800 vph và 36000 vph sẽ yêu cầu túi tiền rủng rỉnh hơn một ít).
  • Còn đồng hồ pin thì cứ việc mua hàng chính hãng uy tín là được. Độ chính xác của chúng luôn cao hơn rất nhiều đồng hồ cơ rồi.

Trong quá trình đeo, nếu thấy mức sai số nó vượt quá mức cho phép +- 5 đến 40s / 1 ngày.

  • Lúc này bạn mới cần phải đi căn chỉnh lại. Việc căn chỉnh có thể sử dụng máy chuyên dụng đo bằng cách gạt cần gạt nhanh chậm phía sau đồng hồ sau đó sử dụng máy đo. Việc này lặp lại 1 vài lần cho đến khi mức sai số nằm trong khoảng cho phép là ok.
  • Cách thứ 2 đó là căn chỉnh chỉ cần thông qua 1 chiếc đồng hồ điện tử có kim giây. ( vì đồng hồ pin chạy rất chuẩn rồi – đây là cách đơn giản và rẻ tiền thay thế cho máy đo ). Ta gạt cần gạt điều chỉnh nhanh chậm phía sau đồng hồ ( có dấu +- ). Sau đó so sánh kim giây của 2 đồng hồ trong vòng 1 phút. Cũng lặp lại 1 vài lần cho đến khi đạt được mức sai số cho phép.

Việc 1 chiếc đồng hồ cơ của nhật có mức sai số còn nhỏ hơn đồng hồ cơ của thụy sỹ được gặp rất nhiều lần

  • Trong thực tế với các mẫu đồng hồ của OP, Alexandre có rất nhiều khách phản hồi lại về mức sai số xuất sắc. 1 ngày chỉ sai số +- 1-5s/1 ngày mà chưa phải qua tinh chỉnh như cách trên. Nó thậm chí còn tốt hơn cả những mẫu của Thụy Sỹ làm cho rất nhiều khách ngạc nhiên.
  • Vì vậy không cần quá đặt nặng vấn đề sai số đồng hồ nó là của nhật bản hay thụy sỹ. Mà chỉ cần nó là hàng chính hãng thì đều nằm trong mức cho phép hết. Trong quá trình sử dụng. Nếu ngoài mức cho phép thì ta sẽ đi tinh chỉnh lại như cách trên để về mức sai số mong muốn. Mức sai số mong muốn phải nằm trong khoảng cho phép của đồng hồ cơ.

Hướng dẫn chỉnh nhanh chậm đồng hồ dễ hiểu dễ làm

One thought on “Đồng hồ cơ chạy như thế nào gọi là chính xác ?

  1. Pingback: Hướng dẫn sử dụng đồng hồ, cách chỉnh đồng hồ cho người mới sử dụng. - Đồng hồ bọc vàng, kim cương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *